top banner 1

Nên chọn hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Thứ Sáu, 06/01/2017

Phương pháp tưới phun mưa

Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp.

Tưới phun mưa là biện pháp kỹ thuật được dùng từ lâu trong canh tác rau, cây ăn quả, đồng cỏ, hoa kiểng, cây công nghiệp,… đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở quy mô lớn. Ở nước ta, gần đây, tưới phun mưa đã được ứng dụng rộng rải hơn cho các cây rau quả, hoa, bắp, cây kiểng, đặc biệt là trong các vườn ươm cây giống, vườn mini thông minh.

Tưới phun mưa là sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh.

I. Cấu tạo của hệ thống tưới phun mưa

1. Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, song chất lượng nước tưới phải đảm bảo và trữ lượng dồi dào.

2. Máy bơm để tạo áp hoặc dùng cột nước địa hình ở một số vùng núi cao

3. Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ Điêzen

4. Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun mưa nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng. Có 2 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định

5. Vòi phun: (có hai loại)

a. Vòi phun li tâm:

Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn; mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần.

b. Vòi phun tia:

Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn.

Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa.

II.  Ưu, khuyết điểm của phương pháp tưới phun mưa

1. Ưu điểm:

-  Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp chục lần so với tưới thông thường.

-  Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải xuống  mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn.

-  Tiết kiệm nước rất nhiều. Hệ số sử dụng nước đạt từ 90-95%. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện tích cần tưới  với  đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới

-  Thoả mãn yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh trưởng phát triển của cây. Điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, lạnh, sương muối cho cây trồng ).

-  Có thể thực hiện trên vùng  đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện  tích đất, và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau.

2. Nhược điểm

-  Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng cũng phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý .

-  Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).Với vận tốc gió V > 5,6m/ giây phải ngừng phun tưới để tránh sự phân bố không đều.

Viết bình luận của bạn
Bình luận (1)
binh-luan

sad

11/01/2017

sdsdádsad

zalo